TẠI SAO LẠI THƯỞNG NGUYỆT, ĂN BÁNH, UỐNG TRÀ VÀO NGÀY TẾT TRUNG THU?

Tết Trung Thu là nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam và diễn ra vào ngày rằm tháng tám Âm Lịch hằng năm. Đến ngày này, mọi người thường quây quần cùng gia đình, ngắm trăng, thưởng trà, ăn bánh và kể nhau nghe những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội, thỏ Ngọc... Vậy cội nguồn đâu cho những cổ tích truyền tai đó? 

Tại sao lại thưởng trăng, ăn bánh vào ngày Tết Trung Thu? 

Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên. Tương truyền rằng Châu Á trước đây mạnh nhất là ngành công nghiệp lúa nước. Tháng tám là thời gian kép lại mùa vụ cũ, vì vậy sau khoảng ngày 3.8 Âm Lịch là người nông dân bắt đầu nhàn rỗi. Thêm vào đó, tháng tám rơi vào mùa thu, tiết trời đẹp, nắng không gắt và giông không lớn, là thời điểm hoàn hảo để thư giãn. Và có lẽ, sự huyền ảo, tròn vành vạnh của trăng rằm tháng tám ngày 15 như thôi thúc người ta thưởng nguyệt, mà thưởng nguyệt cùng một tách trà và bánh thì còn gì tuyệt hơn. Ngày Tết Trung Thu họa chăng sinh ra như thế.

Cứ gần đến ngày này, bánh trái, đồ chơi và lồng đèn được bày bán khắp các phố xá, trẻ con thì vui vẻ hòa ca. Cũng nhân dịp này, người ta thường tặng quà hoặc gửi những lời chúc sức khỏe đoàn viên, để thể hiện sự trân quý đến những người thân yêu của họ. 

Chị Hằng hà cớ gì lại xuất hiện trong ngày Tết đoàn viên? 

Lẽ hiển nhiên nào đó, Trung Thu luôn gắn liền với chị Hằng. Đến ngày này, trẻ nít lại háo hức chờ nghe câu chuyện dân gian huyền thoại ấy và dù đã nghe qua nhiều lần, các em vẫn không khỏi tròn mắt thích thú. 

Chuyện rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng yêu nhau say đắm, hạnh phúc vẹn toàn. Chàng là Hậu Nghệ, nàng là Hằng Nga. Hậu Nghệ vì tài giỏi, võ công xuất chúng nên được nhiều người xin học đạo. Trong những học trò của Hậu Nghệ có một người tâm địa bất chính là Bồng Mông. Bồng Mông vì muốn chiếm lấy viên thuốc bất tử mà Hằng Nga đang giữ nên nhân lúc Hậu Nghệ ra ngoài, đã áp chế Hằng Nga nhằm cướp đoạt thứ mình muốn. Trong lúc cấp bách, Hằng Nga đã nuốt viên thuốc và trở thành tiên, nhưng vì không muốn cách quá xa người chồng yêu thương, nàng dừng lại ở Mặt Trăng, nơi gần nhất với Trái Đất và ở đó ngắm Hậu Nghệ mỗi ngày. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng 8, là ngày trăng tròn đẹp nhất trong năm, Hậu Nghệ lại làm một mâm cỗ nhỏ, có bánh cùng trà và hưởng nguyệt tưởng nhớ người vợ yêu thương của mình. 

Không thể thiếu món ngon hảo vị: bánh Trung Thu

Cứ nhắc đến Tết Trung Thu, người ta chắc chắn không khỏi xuyến xao trước mùi vị tuyệt hảo của bánh Trung Thu. Món bánh này mỗi năm chỉ xuất hiện vài ngày vào dịp Trung Thu. Bạn có tò mò về nguồn gốc của nó?

Cố tích truyền miệng: Tại một vương quốc nọ, vào ngày rằm tháng 8, nhà Vua đang cùng Hoàng Hậu uống trà thưởng nguyệt thì được Thượng Thiện đội (nhà bếp chính) dâng lên một món bánh lạ được nặn đúc khéo léo với hoa văn lạ mắt, tròn vành vạnh như trăng tròn hôm đó. Bánh đủ vị mặn, ngọt, vô cùng hoàn hảo. Quá thích thú, nhà Vua đặt tên bánh là Nguyệt và truyền bá rộng rãi khắp muôn dân cùng thưởng thức. Từ đó, nhà Vua khuyến khích dân thành cứ đến rằm tháng 8 lại cùng sum họp và thưởng thức món bánh Nguyệt. Tập tục ăn bánh, thưởng trăng, uống trà cũng sinh ra từ đó.

Vì vậy, bánh Nguyệt được giữ tới ngày nay và đổi tên là bánh Trung Thu. Bánh được biến tấu thành nhiều loại khác nhau, cũng có nhiều nhân khác nhau như nhân thập cẩm, đậu xanh… nhưng chung quy vẫn giữ lại đặc điểm ngày xưa là tròn vành vạnh như trăng tròn tháng 8. 

Mỗi năm chỉ có một ngày Tết Trung Thu, bạn hãy gác lại bộn bề và cùng gia đình ăn bánh, thưởng trăng và uống trà. Đừng quên những món quà và lời chúc đoàn viên nhé. 

Tết Đoàn Viên, 

Chúc bạn an nhiên. 

Mẫu ví mới nhất của Leonardo