Vì Sao Con Người Đặc Biệt Ưa Chuộng Các Sản Phẩm Khâu Tay?

Đây không phải là bài viết dưới cái nhìn khắc nghiệt về các sản phẩm da được may máy. May máy có một vị trí rất rõ ràng và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn cuối cùng của khách hàng. Có lẽ đó là chút tích cực thụ động. Nhưng hãy đi sâu vào để thấy những khác biệt.

1. MAY MÁY

May máy không hề tệ. Thực tế, may máy có một lợi thế rất lớn so với khâu tay, đó là lợi thế tốc độ gấp hàng trăm lần. Do đó máy may được mặc định sử dụng trong sản xuất đồ da, nhất là tại các xưởng sản xuất với số lượng nhiều. Chọn may máy là chọn hy sinh một số yếu tố về chất lượng vì lợi ích tốc độ. May máy thường dùng chỉ mỏng mảnh và rẻ tiền hơn, điều này dẫn đến việc sản phẩm có thể kém bền hơn. Ngay cả khi chỉ chất lượng cao được sử dụng, may máy vẫn phụ thuộc vào mũi chốt. Mũi chốt hay còn gọi là việc lặp lại 2-3 mũi chỉ cuối khi kết thúc một đường may. Khi kim được nhấc lên chuyển sang đường may khác, chỉ được để lại đâu đó giữa các lớp da.

Máy may hiện được sử dụng rất rộng rãi. May máy thường được sử dụng cho các mẫu hàng có kích thước lớn như túi xách, nhưng đôi khi cho cả những mẫu nhỏ như ví.Máy móc có thể thực hiện lặp đi lặp lại một việc nhanh hơn hàng trăm lần bất kì người thợ lành nghề nào.Nếu như mối quan tâm hàng đầu là chất lượng thì vấn đề không phải là việc may máy nhanh như nào mà là cách thực hiện.

2. KHÂU TAY

May máy vượt trội về tốc độ đến hàng trăm lần nhưng lại không có sự khéo léo của người thợ thủ công với kim khâu trên tay.

Khâu yên (saddle stitching) là gì?

Khâu yên là hình thức khâu tay trong đó cả hai đầu của một chiều dài của sợi chỉ được luồn qua từng lỗ khâu, vắt chéo qua lại dọc theo toàn bộ chiều dài của mảnh khâu. Thuật ngữ khâu yên (saddle stitching) có nguồn gốc từ các nhà sản xuất yên ngựa sử dụng kỹ thuật này, mặc dù cách khâu này xuất hiện từ xưa hơn nữa. Những người làm yên ngựa cần một cách để khâu các miếng da dày lại với nhau. Yên ngựa phải chịu đựng sức mang, tần xuất sử dụng rất lớn. Trong phần lớn lịch sử ngành sản xuất yên ngựa không có máy may. Cho đến ngày nay, chiếc yên ngựa tốt nhất vẫn được khâu tay.

Khác biệt về độ bền

Khâu tay mang đến độ bền chắc và an toàn nhất khi gắn kết các mảnh da lại với nhau. Hãy quan sát đường may trong hình. Khâu tay (khâu yên ngựa) bạn sẽ thấy 2 màu chỉ lần lượt xen kẽ nhau ở cả 2 mặt của miếng da. Khi 1 trong 2 sợi chỉ bị đứt, các mũi khâu còn lại sẽ không bị tuột ra theo.

May máy thì khác. Thay vì 2 màu chỉ xen kẽ ở cả 2 mặt trong khâu tay, bạn thấy 1 mặt màu cam và 1 mặt màu xanh. Nhìn có vẻ an toàn cho đến khi 1 trong 2 sợi chỉ bị đứt. Những vòng lặp nhỏ bên cạnh điểm bị đứt sẽ bắt đầu bong ra và toàn bộ đường may sẽ bị tuột chỉ là vấn đề thời gian.

3. ĐẶC ĐIỂM THỊ GIÁC

Đường may

Đường may máy là các mũi khâu nối tiếp nhau thẳng tắp. Trong khi đó khâu tay có sự chờm lặp dễ chịu tạo ra các đường chéo dọc theo mép khâu xuất phát từ những vòng xoắn tinh tế khi sợi chỉ này chồng qua sợi kia để chuyển mũi.

Lỗ khâu

Kích thước, hình dạng và góc của các lỗ khâu tay rất đa dạng. Dụng cụ truyền thống nhất để khâu da bằng tay là cái dùi, nó tạo ra những cái lỗ hình kim cương. Có loại dùi đục cùng lúc được vài lỗ. Cả hai đều có kích cỡ và kiểu dáng khác nhau cho từng sản phẩm và kích cỡ chỉ sẽ được sử dụng nhưng đều tạo ra những lỗ khâu là những khe hẹp trong da.

*Bài viết sưu tầm từ Leather handmade - Hợp tác xã toàn Da

Mẫu ví mới nhất của Leonardo